Khi nhắc đến Marketing thì đa phần chúng ta chỉ nghĩ đơn giản đó là tiếp thị, là quảng cáo. Và trên thực tế có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
Marketing là chuỗi hoạt động hoàn thiện, đáp ứng và phát triển cầu, thúc đẩy cung.
Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) cho định nghĩa sau:
Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ động.
Còn theo quan điểm cá nhân tôi, thì chỉ đơn giản gói gọn trong 1 câu:
Marketing là chuỗi hoạt động hoàn thiện, đáp ứng
và phát triển cầu, thúc đẩy cung.
Vì bản chất của marketing không chỉ đơn thuần là bán hàng, mà nó là một tiến trình được thực hiện bởi một cá nhân, tập thể theo một quy luật nhất định nhằm đáp ứng CẦU (nhu cầu) thúc đẩy CUNG (CUNG CẤP). Nhiều người vẫn quan niệm rằng marketing chính là quảng cáo, nhưng thật ra Quảng cáo chỉ là một phần của marketing.
Rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, thì 2 yếu tố cung và cầu là 2 yếu tố đặc biệt quan trọng mà một doanh nghiệp không thể bỏ qua hoặc không xem trọng.Làm thế nào để hiểu cầu, phát hiện cầu để từ đó phát triển cung để đạt đợi lợi ích chính là mục đích của kinh doanh. Và với tôi, những việc làm đó chính là Marketing. Chúng ta luôn biết rằng Marketing phải trải qua 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát. Nhiệm vụ chung của Marketing là:
– Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
– Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
– Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
– Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị sản phẩm thương hiệu
– Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)
– Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.
Nói tóm lại, chức năng và nhiệm vụ của marketing là bao gồm tất cả những hoạt động nhằm hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ phục cho nhu cầu của người dùng, đồng thời khám phá, phát hiện và phát triển nhu cầu mới (mong muốn) của người dùng, và thúc đẩy nguồn cung ứng sản phẩm, dịch vụ phát triển.
Theo Hoàng Nguyễn
Cảm ơn Ad về nội dung bài viết cơ mà còn có lỗi chính tả ý. Mong Ad sẽ viết nhiều bài mới với những thông tin bổ ích như thế này.
Cảm ơn Bạn đã ủng hộ Tuhocmarketing.
Ad sẽ cố gắng dành thời gian để viết, tổng hợp các kiến thức để chia sẻ đến độc giả.
Trân trọng